UBND tỉnh: Hội nghị trực tuyến chỉ đạo triển khai sản xuất vụ Đông năm 2017
Sáng ngày 2/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến chỉ đạo triển khai sản xuất vụ Đông năm 2017. Chỉ trì hội nghị có các đồng chí Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía đầu cầu huyện Kỳ Anh có các đồng chí Nguyễn Văn Danh, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Quang Hoàn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.



Sau cơn bão số 10, sản xuất vụ đông được các địa phương trong toàn tỉnh quan tâm bổ cứu, tích cực khôi phục. Đến hết tháng 9, rau các loại trồng đạt 855 ha (gần 20%), khoai lang 270 ha (10%), ngô lấy hạt 405 ha (10,25%), ngô sinh khối 40 ha (1,4%). Sở NN&PTNT tỉnh đã tập trung hướng dẫn các hộ sản xuất khôi phục diện tích cam, bưởi bị đổ ngã sau bão và liên hệ doanh nghiệp thu mua 300 tấn bưởi cho dân với giá 50.000 đồng/kg. Để đạt mục tiêu đưa vụ Đông trở thành vụ sản xuất chính, đồng thời hỗ trợ bà con nông dân khôi phục sau bão, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ 100% kinh phí /một lần mua giống cho nông dân sản xuất ngô, rau... với số tiền hơn 23 tỷ đồng.


Đối với chăn nuôi, sau bão, UBND tỉnh đã kịp thời đề xuất Trung ương hỗ trợ hàng chục nghìn kg hóa chất, vắc-xin tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi và tiêm phòng cho đàn gia súc. Đồng thời, tỉnh cấp không thu tiền gần 1.000 lít hóa chất vệ sinh tiêu độc, khử trùng ở các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; cấp không thu tiền hóa chất bao vây, khống chế ở các địa phương có dịch lở mồm long móng. Việc khắc phục thiệt hại lâm nghiệp cũng đang được các địa phương tập trung chỉ đạo, giám sát. Tuy nhiên, tiến độ khai thác chậm, hoạt động thu mua gặp nhiều khó khăn.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận cho rằng, các chính sách hỗ trợ cần sớm được triển khai giúp địa phương không bị chậm lịch thời vụ; có hướng dẫn cụ thể các quy chế lựa chọn đơn vị cung ứng giống; có chính sách hỗ trợ riêng cho lâm nghiệp, tiêu thụ sản phẩm...

phát biểu tại hội nghị trực tuyến.
Về phía huyện Kỳ Anh, sau cơn bão số 10 đã gây thiệt hại nặng ề về người, tài sản của người dân và nhà nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân. Tổng thiệt hại ước tính trên 1.500 tỷ đồng, trong đó sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính thiệt hại khoảng 1.116,55 tỷ đồng. Có 97 ha lúa Hè Thu, 220 ha rau màu các loại bị thiệt hại hoàn toàn; có 20.185 ha cây lâm nghiệp rừng trồng bị gãy đổ; 220 con lợn và hơn 36.800 con gia cầm các loại bị chết; 39 trang trại chăn nuôi tập trung hầu như bị tốc mái, các thiết bị phục vụ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ gia súc tập trung đều bị tốc mái và hư hỏng nặng. Có 330 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, với giá trị ước tính trên 11,627 tỷ đồng...
Ngay sau bão cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão số 10 gây ra. Toàn huyện tập trung thu gom nguyên liệu gỗ bị đõ gãy. Vận đọng nhân dân ở các xã thu dọn vườn, tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án vụ Đông, rong đó ưu tiên sản xuất rau màu chống đói. Huy động lực lượng ở các xã giúp các trang trại chăn nuôi, tập trung khắc phục chuồng trại, vệ sinh môi tường ổn định sản xuất. Tập trung xử lý môi trường vùng nuôi trồng thủy sản mặn lợ...

chỉ đạo triển khai sản xuất vụ Đông năm 2017
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Sản xuất vụ đông phải gắn với xây dựng NTM, xây dựng đô thị văn minh, khắc phục bão lụt. Các địa phương cần đánh giá tổng thể sản xuất sau bão số 10. Đặc biệt, là các hộ, trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhằm chia sẻ với người dân, đồng thời rút kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất, cũng như cơ chế chính sách hỗ trợ.Cần chỉ đạo toàn diện khắc phục sau mưa bão, gắn sản xuất gắn với quy hoạch, tổ chức sản xuất và theo chuỗi giá trị. Liên quan đến vận hành chính sách hỗ trợ. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Phải đảm bảo nguyên tắc tiền hỗ trợ đến với người sản xuất, đúng đối tượng được quy định. Các đơn vị cung ứng tuân thủ theo nguyên tắc thị trường, chịu trách nhiệm về chất lượng giống và hợp đồng kinh tế. Sở NN&PTNT tỉnh phải chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước trên mọi mặt; chủ động rà soát về chính sách hỗ trợ lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; các sở liên quan giải quyết kịp thời về tài chính... Trước mắt, các địa phương, sở ngành tập trung cao cho phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với khắc phục mưa bão; tích cực thu ngân sách; nâng cao công tác xây dựng Đảng, quản lý cán bộ…
Thúy Nga, Trung Anh