Huyện Kỳ Anh: Chủ động phòng chống bão lụt, thiên tai.

09:05 01/08/2017
Kỳ Anh là địa phương thường gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm “ Chủ động phòng, tránh – Đối phó kịp thời – Khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính”, huyện Kỳ Anh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kỳ Anh là địa phương thường gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm “ Chủ động phòng, tránh – Đối phó kịp thời – Khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính”, huyện Kỳ Anh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kỳ Anh là huyện thường phải gánh chịu nhiều hậu quả do mưa lũ gây ra, nhiều ngôi nhà bị nước lũ nhấn chìm, hàng nghìn cây cối bị tốc gãy. Nhiều công trình cầu cống bị hư hỏng. Nông nghiệp, thủy sản bị thiệt hại nặng nề…. Vì thế công tác phòng chống thiên tai luôn được huyện Kỳ Anh quan tâm đặt lên hàng đầu.

Bà con nhân dân xã Kỳ Lạc gia cố hệ thống cầu tràn sau cơn bão số 2 và số 4.

Do được đầu tư xây dựng  khá lâu nên trên địa bàn huyện Kỳ Anh nhiều cầu, cống, tràn, đường giao thông đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều công trình đang nằm ở mức báo động như: Cầu Ma Rến ở xã Kỳ Hợp, cầu tràn Cây Bòng ở xã Kỳ Sơn, cầu Lạc Trung ở Kỳ Lạc.. …. Nhiều công trình bị hư hỏng không thể đi lại được như: Cống Chà Rường ở thôn Lạc Tiến, xã Kỳ Lạc; cầu tràn Cao Su ở  xã Kỳ Sơn… Cùng với sự xuống cấp của các công trình, các địa phương nơi đây còn bị ngập lụt, sạt lở cục bộ, gây hư hỏng các công trình giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại, sản xuất nông nghiệp và giao thương của bà con nhân dân mỗi mùa mưa bão đến. Ông Dương Văn Sự - Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Thuận, xã Kỳ Sơn nói: “ Mỗi năm đến mùa mưa bão, khi những cây cầu dân sinh, đường liên thôn bị chia cách bởi nước lũ, không đi lại được. Vào năm 2016, tại cầu tràn Cây Bòng nước ngập lên đến ngọn cây, các hộ dân xung quanh đây đều bị ngập chìm trong nước, không thể đi lại. Khi nước lũ rút, đời sống bà con nhân dân gặp nhiều khó khăn, các công trình như đường, cầu, cống, tràn bị sạt lở nghiêm trọng. Lũ rút, chính quyền và người dân lại phải ra sức tu sửa các công trình…”.

Bà con nhân dân xã Kỳ Lạc gia cố cầu tràn sau bão số 2 và số 4.

Rút kinh nghiệm từ các năm trước, năm 2017, các địa phương trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã xây dựng các phương án ứng phó với mưa bão. Chủ động phòng chống, gia cố các công trình, sơ tán các hộ dân đến nơi an toàn trước khi lũ đến, tránh thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra. Có mặt tại các xã: Kỳ Sơn; Kỳ Lạc; Kỳ Hợp sau cơn bão số 2 và số 4 vừa qua,  nhiều mố cầu đã bị nước cuốn trôi, sạt lở.

Tình trạng sạt lỡ cầu. tràn sau bão số 2 và số 4 ở xã Kỳ Lạc.

Kỳ Lạc là địa phương thường chịu ảnh hưởng lũ lụt. Với sự chủ động theo phương châm “ 4 tại chỗ”. Ông Nguyễn Thái Toàn – Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc cho biết thêm: Kỳ Lạc là địa bàn thường xuyên bị ngập lụt khi đến mùa mưa bão, lại là địa bàn có nhiều cầu, cống, đặc biệt là chịu ảnh hưởng trực tiếp của tràn xả lũ đập dâng Lạc Tiến. Trước thực trạng đó, được sự chỉ đạo của UBND huyện Kỳ Anh. Ngay từ đầu năm, Kỳ Lạc đã lên phương án, chủ động phòng chống bão, lũ với phương châm “ 4 tại chỗ”. Năm 2017 hai cơn bão đi qua đã làm cho mố cầu Lạc Trung bị sạt lở, chúng tôi đang huy động bà con nhân dân ra sức tu sửa, để giao thông đi lại được thuận tiện…”

Ví như cầu tràn Cao Su, ở thôn Mỹ Tân, xã Kỳ Sơn, do chịu sự ảnh hưởng của hai cơn bão số 2 và số 4 vừa qua. Một bên mố cầu đã bị nước cuốn trôi hoàn toàn, mố cầu bên kia bị hư hỏng nặng. Giao thông đi lại bị chia cách. Bà con nhân dân phải đi bằng con đường khác nhưng xa hơn rất nhiều. Mặt khác, đây được coi là con đường huyết mạch cho sản xuất nông nghiệp của xã Kỳ Sơn. Ông Nguyễn Anh Ngọc – Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn nói: Do hệ thống cầu, cống trên địa bàn xã Kỳ Sơn tuổi thọ đã cao nên khó có thể chịu đựng sự tàn phá của dòng nước mạnh mỗi mùa mưa bão đến. Cầu tràn Cao Su là con đường huyết mạch cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhưng nước lũ đã cuốn trôi mố cầu cho nên giao thông ở đây đang bị chia cách, rất khó khăn. Địa phương cũng đang trăn trở vì chưa có nguồn kinh phí để sửa chữa… ”.

Các đồng chí lãnh đạo huyện kiểm tra hệ thống cầu tràn sau bão số 2 và số 4 vừa qua.

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Kỳ Anh, các địa phương, đơn vị đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đồng thời chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả, trong đó lấy phòng tránh là chính.  Năm 2016, Kỳ Anh chịu ảnh hưởng của 2 đợt mưa lớn làm cho 1 người chết, 1 người bị thương; 740 hộ có nhà bị ngập lụt từ 1- 3m; tổng số hộ dân phải di đời khẩn cấp là 219 hộ (Kỳ Lạc, Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Hợp, Kỳ Sơn, Kỳ Tây); hàng trăm ha lúa, hoa màu bị ngập úng, vùi dập; hàng nghìn gia súc, gia cầm bị nước lũ cuốn trôi; thủy sản thiệt hại nặng nề; trên 15km đường huyện lộ, liên xã, giao thông nội đồng bị sạt lở; cầu, cống, tràn bị hư hỏng nặng; 3 hồ đập thủy lợi bị sạt lở; trên 900 m kênh mương bị hư hỏng hoàn toàn… Ước thiệt hại trong hai đợt mưa lũ của năm 2016 lên khoảng 32 tỷ đồng. Trước tình hình trên. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Anh đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó kịp thời. Xây dựng lực lượng nòng cốt để ứng cứu tại chỗ, có phương án huy động phương tiện, vật tư, vật liệu dự trữ như: tre, nứa, bao tải, đất, đá ... dự phòng để sử dụng khi cần thiết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác trong nhân dân. Đối với các xã vùng ven biển chủ động phương án di dân khi có bão tố, triều cường. Nắm chắc số tàu thuyền ra khơi đánh bắt thủy hải sản, đặc biệt các tàu thuyền đánh bắt xa bờ; chủ động thông tin liên lạc, bố trí nơi neo đậu an toàn khi có áp thấp nhiệt đới, bão tố...

Với những giải pháp được đặt ra, bước vào mùa mưa lũ năm nay, huyện Kỳ Anh sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra./.


Hoàng Hạnh, Anh Đức


Tin liên quan