Hội Nông dân huyện Kỳ Anh: Dấu ấn 5 năm một nhiệm kỳ.

07:32 11/05/2018
Trong những năm qua, phong trào xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Kỳ Anh luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, với sự tham gia tích cực của toàn hệ thống chính trị. Xác định rõ vai trò của mình, Hội Nông dân huyện đã tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan, vận động cán bộ, hội viên phát huy vai trò làm chủ, đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, góp phần xây dựng diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.

T rong những năm qua, phong trào xây dựng N ông thôn mới trên địa bàn huyện Kỳ Anh luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, với sự tham gia tích cực của toàn hệ thống chính trị . Xác định rõ vai trò của mình, Hội Nông dân huyện đã tích cực phối hợp với các ban, ngành liên quan , vận động cán bộ, hội viên phát huy vai trò làm chủ, đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, góp phần xây dựng diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.

Phát huy lợi thế của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh có diện tích đồi núi, những năm gần đây, từ diện tích đất lâm nghiệp trồng cây nguyên liệu hiệu quả thấp, nhiều hộ dân đã chuyển sang trồng các giống cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành nên những vùng chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, mở ra hướng đi mới giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Vườn cây ăn quả của  gia đình ông Nguyễn Nhật Tân  ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh.

Năm 2010, gia đình ông Nguyễn Nhật Tân ở thôn Tân Phúc Thành, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh đã mạnh dạn cải tạo gần 5 ha diện tích vườn đồi đưa vào trồng cây ăn quả. Nhờ được sự hỗ trợ của Hội Nông dân các cấp, đồng thời vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, nhất là học cách trồng các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao,  cải tạo vườn tạp, đến nay, gia đình anh đã có khoảng 100 gốc bưởi phúc trạch, 200 gốc cam v2, cam cao phong… Các giống cây này đều tỏ ra thích hợp với vùng đất đồi núi xã Kỳ Thượng. Bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Nhiều mô hình trồng Quýt ở xã Kỳ Thượng đưa lại giá trị kinh tế cao

Ngoài cây đặc sản  truyền thống là Quýt ngọt, trên các vùng đất đồi núi  vùng thượng huyện Kỳ Anh hôm nay đã bắt đầu hình thành nên các vùng chuyên canh như Chè công nghiệp, cam cao phong, bưởi phúc trạch, cam V2. Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung trên vùng  thượng huyện Kỳ Anh khẳng định hướng đi đúng trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cũng như sự tham gia tích cực của các cấp hội nông dân, sự nhạy bén, năng động của người dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương.

Để có được những kết quả trong phong trào phát triển kinh tế, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân ở huyện Kỳ Anh đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức, mở rộng các hoạt động hỗ trợ nông dân, lấy lợi ích thiết thực của nông dân làm động lực thúc đẩy trong các phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”. Vận động hội viên, nông dân thực hiện quyết liệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khai thác tiềm năng lợi thế từng vùng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản; đổi mới hình thức sản xuất, thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng các cánh đồng, sản xuất lúa giống có phẩm cấp cao, tập trung sản xuất các sản phẩm chủ lực theo vùng.  Đến nay, huyện Kỳ Anh đã có 821 mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi. Nổi bật như các mô hình trồng chè công nghiệp ở Kỳ Thượng, Kỳ Trung, mô hình chăn nuôi lợn ở Kỳ Phong, Kỳ Tân, nuôi trồng thủy hải sản ở Kỳ Thọ, Kỳ Thư. …

Bà con nhân dân xã Kỳ Đồng làm giao thông nông thôn

.   Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện Kỳ Anh cũng thực sự là “ bà đỡ” cho bà con nông dân trong phát triển sản xuất, chăn nuôi, tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề. Đến nay đã có hơn 2.300 hội viên được  đào tạo nghề như: Chăn nuôi lợn, gà, bò, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản… Để giúp bà con nông dân có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh,  Hội đã đứng ra tín chấp các ngân hàng  755 tỷ đồng cho hơn 13.000 hộ vay vốn, cung ứng 4.190 tấn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.  Vận động bà con nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Để quảng bá sản phẩm trong sản xuất, chăn nuôi, trong những năm qua, hàng chục mô hình kinh tế ở huyện Kỳ Anh đã có sản phẩm tham gia các Hội chợ, Lễ hội, tạo được dấu ấn tích cực. Thực hiện nghị quyết 02 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, đến nay,  toàn huyện có 105 Hợp tác xã, 1.171 tổ hợp tác. Các mô hình kinh tế tập thể dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đã góp phần quan trọng vào tổ chức sản xuất và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ở nông thôn.

Bà con nhân dân xã Kỳ Đồng sôi nổi phong trào làm giao thông nông thôn.

Là một trong 19 tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông nông thôn luôn gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện. Việc vận động người dân tự giác giải tỏa, tình nguyện hiến đất và tích cực tham gia đóng góp vốn đầu tư, ngày công để thi công công trình là công việc không dễ dàng. Thế nhưng, được sự vận động giải thích, phần lớn các hộ dân liên quan đã tình nguyện hiến đất, đóng góp công sức, tiền của để làm đường giao thông nông thôn. Việc phát huy vai trò gương mẫu của hộ dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong huy động sức dân, đồng thời cũng tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua khác ở địa phương. Tại xã các xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới, ngoài sự hỗ trợ về ngân sách của Nhà nước còn có sự đóng góp không nhỏ của người dân địa phương. 5 năm qua,  bà con nông dân huyện Kỳ Anh  hiến trên 354 nghìn m 2 đất, đóng góp hơn 236.000 ngày công, giá trị trên 195 nghìn tỷ đồng,  làm được 328  km đường giao thông, 122 km kênh mương nội đồng, 115 nhà văn hóa thôn, xây dựng 209 vườn mẫu và chỉnh trang trên 3.000 vườn hộ, 155 tuyến đường tự quản xanh, sạch đẹp; vận động hội viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như làm vệ sinh, xây dựng bể bioga, vệ sinh chuồng trại, phát động phong trào vệ sinh đồng ruộng.

Hội Nông dân huyện Kỳ Anh  ra mắt Tổ hợp tác trồng rau.

Rõ ràng, xây dựng nông thôn mới được xác định là “của dân, do dân và vì dân”, nhưng trong quá trình triển khai, không phải nơi nào, địa phương nào cũng làm được điều đó. Bài học lấy nhân dân làm gốc, lấy nông dân làm chủ thể trong xây dựng nông thôn mới đang được cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương ở Kỳ Anh phát huy hiệu quả. Kết quả đó có vai trò tích cực của các cấp hội nông dân trong việc tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền vận động hội viên.

Hội Nông dân  huyện Kỳ Anh  bàn giao nhà tình thương cho hội viên nghèo.

Cùng với hỗ trợ cho nông dân phát triển kinh tế, phát huy vai trò, trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội nông dân cũng đã tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên cũng như đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn  và các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Kỳ Anh xác định nhiệm vụ trọng tâm, đó là tiếp tục tuyên truyền, vận động gắn với tư vấn, hỗ trợ, giúp nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Trong đó, bám sát đề án tái cơ cấu nông nghiệp, vận động hội viên thực hiện tốt chủ trương dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, cải tạo vườn tạp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp sạch, liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, tiếp tục động viên và hỗ trợ ngư dân nâng cấp tàu, thuyền, ngư lưới cụ, ứng dụng công nghệ mới vào đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Cùng với đó, sẽ tăng cường đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và có nhiều đóng góp hơn nữa vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ông Nguyễn Xuân Thành, HUV, Chủ tịch Hội Nông dân huyện  Kỳ Anh cho biết; " Hàng năm, mỗi cơ sở hội xây dựng ít nhất 3-4 mô hình kinh tế, trong đó có 01 mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả , có 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký và trên 50% hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp , giúp đỡ các hộ thoát nghèo , xây dựng nhà  tình thương cho hội viên nghèo. Phấn đấu 100 % cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và thực có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới , mỗi cơ sở hội xây dựng 4-5 vườn mẫu đạt chuẩn; xây dựng ít nhất 01 chi hội “Xanh, sạch, đẹp”. Phối hợp xây dựng 01 khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu , trên 85% gia đình hội viên nông dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa . 100% cơ sở tham gia thực hiện tốt chương trình phối hợp Quốc phòng - An ninh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông… . ”.

Đại hội điểm Hội Nông dân xã Kỳ Xuân.

Có thể nói rằng: với những cách làm thiết thực, sáng tạo, các cấp Hội nông dân ở huyện Kỳ Anh đã thực sự khơi dậy và phát huy được tiềm năng của hội viên nông dân trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, qua đó khẳng định vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.


Mạnh Hải


Tin liên quan